HỌC TẬP NGOẠI KHÓA CHỦ ĐỀ “ TRÁI TIM NGƯỜI LÍNH”
HỌC TẬP NGOẠI KHÓA CHỦ ĐỀ “ TRÁI TIM NGƯỜI LÍNH”
Chào mừng 77 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
(22/12/1944 – 22/12/2021)
Năm 1944 đã đánh dấu sự kiện lịch sử quan trọng của nhân dân Việt Nam, đó là năm Quân Đội nhân dân Việt Nam ra đời. Từ đó đến nay quân đội ta đã trải qua bao thăng trầm nhưng vinh quang luôn đi cùng lịch sử của dân tộc. Chiều ngày hôm nay thứ 2 (20/12/2021) hòa trong không khí vui mừng, phấn khởi chào mừng 77 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam,... Liên đội trường THCS Đông La kết hợp với Câu lạc bộ Đọc sách và trải nghiệm long trọng tổ chức buổi sinh hoạt dưới cờ với chủ đề: “Trái tim người lính” trên ứng dụng LIVE EVENTS để cùng ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, cùng trao đổi, chia sẻ những cuốn sách hay viết về người lính.
Đến tham dự chương trình ngày hôm nay có sự góp mặt của : Đại uý Tạ Tiến Đạt – Chính trị viên - Phó tiểu đoàn bộ binh 43, Trung đoàn Bộ binh 842, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị .Cô giáo Nguyễn Thị Duyên và học sinh Trường tiểu học Hàm Nghi – thành phố Đông Hà - tỉnh Quảng Trị. Cô giáo Phạm Hoa Lý – Hiệu trưởng Trường TH-THCS Trần Hữu Dực – Triệu Phong – Quảng Trị cùng các thầy cô giáo trong BGH, CBGV, NV và 80 bạn học sinh Đại diện các HS từ khối 4 đến khối 9. Thầy giáo Đoàn Trung Tuyến – Hiệu trưởng Trường THCS Giao Tân – Giao Thuỷ - Nam Định cùng các thầy cô giáo và 300 học sinh nhà trường. Thầy giáo Lò Trung Dũng – Bí thư Đoàn trường THPT Mai Sơn – Sơn La cùng các thầy cô giáo và 150 bạn học sinh tham gia
Về phía nhà trường, có sự tham dự của Ông Đỗ Văn Hiếu – Trưởng ban Đại diện CMHS nhà trường cùng các bậc CMHS của trường THCS Đông La. Cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường. Thầy giáo Nguyễn Đăng Hà, Phó Bí thư chi bộ, Phó hiệu trưởng nhà trường. Cùng các thầy cô giáo và 1059 em học sinh của nhà trường THCS Đông La.
Cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường
Nhìn lại một thời “Máu và hoa” của dân tộc, chúng ta càng thêm tự hào về sự đóng góp lớn lao của người lính trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc khỏi quân xâm lược. Mang trong mình sứ mệnh thiêng liêng, nhiệm vụ cao cả đó, người lính hôm nay ngày càng chắc tay súng canh gác cho giấc ngủ bình yên của non sông. Nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, khơi gợi các em lòng tự hào, tự tôn, đồng thời giúp các em có hiểu biết đầy đủ về lịch sử dân tộc. Mở đầu chương trình là phần chia sẻ của Đại uý Tạ Tiến Đạt – Chính trị viên - Phó tiểu đoàn bộ binh 43, Trung đoàn Bộ binh 842, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị ôn lại truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam và kể về trận đánh ở Thành Cổ Quảng Trị năm 1972.
Phần chia sẻ của Đại uý Tạ Tiến Đạt – Chính trị viên - Phó tiểu đoàn bộ binh 43, Trung đoàn Bộ binh 842, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị
Chiến tranh đã đi qua, biết bao anh hùng hi sinh ngã xuống để giành độc lập cho dân tộc. Chúng ta càng thấu hiểu hơn thế nào là khát vọng hoà bình. Để đạt được điều đó, ta đã phải đánh đổi biết bao xương máu và nước mắt của thế hệ đi trước, họ đã ngã xuống trong độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời, độ tuổi tuổi thanh xuân còn đang dang dở bao ước mơ, khát vọng và hoài bão,... Đó là sự hy sinh vô cùng oanh liệt mà thế hệ trẻ hôm nay và mai sau sẽ đời đời ghi nhớ. Theo dòng cảm xúc bạn học sinh Phan Ngọc Hân trường Tiểu học Hàm Nghi – Quảng Trị trình bày phần kể chuyện theo sách: Võ Thị Sáu con người và Huyền thoại cùng ca khúc Biết ơn chị Võ Thị Sáu.
Học sinh Phan Ngọc Hân trường Tiểu học Hàm Nghi – Quảng Trị trình bày phần kể chuyện theo sách: Võ Thị Sáu con người và Huyền thoại cùng ca khúc Biết ơn chị Võ Thị Sáu.
Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, con đường Trường Sơn – con đường huyết mạch nối hậu phương lớn với tiền tuyến lớn – Nơi đế quốc Mỹ trút xuống biết bao tấn bom đạn và chất độc hóa học. Đồng thời là con đường gắn bó máu thịt với các anh bộ đội lái xe, là tiếng nói của một thế hệ, của một thời đại anh hùng. Đó là thế hệ những người lính "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai" đã làm nên chiến thắng vẻ vang, chói lọi trong lịch sử Việt Nam. Tiếp nối chương trình là phần giới thiệu sách của Minh Hoà và Ngọc Diệp học sinh lớp 8A3 trường THCS Đông La chia sẻ về tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” của nhà thơ Phạm tiến Duật.
Phần giới thiệu sách của Minh Hoà và Ngọc Diệp học sinh lớp 8A3 trường THCS Đông La chia sẻ về tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” của nhà thơ Phạm tiến Duật.
Các thầy cô giáo và các em HS tham gia trò chơi với chủ đề tìm hiểu ngày Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 do thầy giáo Nguyễn Văn Thái thực hiện.
Phần trò chơi sôi động, hấp dẫn do Thầy giáo Nguyễn Văn Thái tổ chức.
Để chuẩn bị cho buổi sinh hoạt CLB đọc sách buổi số 5 vào tháng 1 với chủ đề “Mùa xuân yêu thương” xin kính mời các thầy cô giáo và các em học sinh cùng theo dõi phần giới thiệu ngắn gọn cuốn sách “Thương nhớ mười hai” của tác giả Vũ Bằng
Những chia sẻ cảm nhận về hình tượng người lính trong chiến tranh khốc liệt của dân tộc trên Padlet của các em học sinh các trường tham dự buổi sinh hoạt. Đó cũng là những tình cảm chân thành của các em thể hiện lòng biết ơn đối với những thế hệ cha anh đi trước.
Cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường có đôi lời phát biểu và kết thúc chương trình buổi sinh hoạt.
Nhà thơ Lê Bá Dương từng viết:
“Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi hòa sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn nằm”
(“Đò lên Thạch Hãn”- tác giả Lê Bá Dương).
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng trên khắp các vùng chiến sự ác liệt năm xưa, máu xương của các Anh hùng liệt sĩ “mãi mãi tuổi đôi mươi” đã hóa thân vào mỗi ngọn núi, dòng sông, trở thành biểu tượng của tâm linh “hồn thiêng sông núi”. Sự hy sinh của người lính đã, đang và sẽ mãi được đền đáp tri ân và hóa thân vào mỗi câu thơ, mỗi bài thơ của các thế hệ nhà thơ lưu lại cho mai sau. Đó chính là tượng đài được dựng lên bất tử trong trái tim mỗi chúng ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai.